Uống nước nhiều có tác dụng gì? Tại sao bạn nên uống nhiều nước

Trước giờ chúng ta đều nghe, uống khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe và làn da nhưng ít ai đế ý đến vai trò cụ thể của nước cũng như tác hại khi quá lạm dụng. Vậy nước có tác dụng cụ thể nào đối với cơ thể? Việc uống quá nhiều nước có gây hại gì không như bụng to hay tăng cân chẳng hạn? Để tìm hiểu, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nước và cơ thể

Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể. Tổng lượng nước trong cơ thể là không cố định mà giảm dần theo độ tuổi và giới tính.

– Đối với trẻ sơ sinh, tổng lượng nước chiếm khoảng 75 – 80% cơ thể.

– Từ 1 tuổi cho đến tuổi trung niên, tổng lượng nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối với nam giới và 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ giới.

– Sau tuổi trung niên, tổng lượng nước chỉ còn chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể.

Như vậy có thể thấy, nước chiếm phần lớn trong trọng lượng cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Thiếu nước, con người sẽ không thể khỏe mạnh, các bộ phận trong cơ thể sẽ không thể vận hành một cách trơn tru, dẫn đến cơ thể sẽ chịu nhiều bệnh tật.

Vai trò của nước đối với cơ thể

Trong cơ thể, nước thực hiện 4 vai trò chính:

Dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể

Dung môi là một dịch lỏng để hòa tan nhiều chất hóa học khác nhau, nước là dung môi sống. Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ việc hòa tan trong dung môi trong hoặc ngoài tế bào, mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.

Ví dụ: Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc giảm 20%; nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc; nếu mất đi 21% lượng nước thì có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Là chất phản ứng

Các chất tham gia vào phản ứng hóa học được gọi là chất phản ứng, trong quá trình hoạt động chất phản ứng biến đổi và tham gia vào sản phẩm. Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể.

Ví dụ: Phản ứng thủy phân, trong đó các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước.

Là chất bôi trơn

Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…

Điều hòa nhiệt độ

Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hóa, oxy hóa sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng. Năng lượng sinh ra có tác dụng duy trì nhiệt độ cơ thể ở 37 độ và giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể lực. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài theo đường truyền trực tiếp hoặc phát nhiệt, một trong những cách tỏa nhiệt có hiệu quả là qua đường hô hấp và qua da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thu và mang theo nhiệt.

Nước còn là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể

Nước sạch sử dụng hàng ngày thường chứa nhiều khoáng chất: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất.

Uống đúng và đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn đỡ mệt mỏi, tinh thần minh mẫn, giảm táo bón, phòng sỏi tiết niệu, cải thiện lưu lượng máu, giữ ẩm cho da, giúp làn da mịn màng, giảm được thèm ăn dự phòng bệnh béo phì…

Uống nước quá nhiều có hại không?

Nước đối với cơ thể mặc dù rất quan trọng nhưng việc tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, có thể dẫn đến ngộ độc nước. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn đã uống nước quá mức và những tai hại của nó.

Ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc nước nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận.

Bị chuột rút

Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra lượng nước cơ thể phải đào thải quá nhiều làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp có thể dẫn đến chuột rút.

Luôn mệt mỏi và căng thẳng

Điều này xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Khi đó, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Hại tim

Uống quá nhiều nước có thể làm tổn thương trái tim. Điều này xảy ra bởi vì uống quá nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể của bạn, do đó sẽ tăng gánh nặng cho tim. Áp lực không cần thiết này thực sự có thể làm hư hỏng các mạch máu, cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

Tổn thương não

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Có thể thấy, việc uống nước quá nhiều so với lượng cơ thể cần không những không có lợi cho sức khỏe mà ngược lại còn ảnh hưởng đến một số bộ phận, cơ quan trọng của cơ thể. Do đó, bạn cần có chế độ bổ sung nước đầy đủ và khoa học.

Bổ sung nước cho cơ thể bao nhiêu là đủ?

Trung bình mỗi người cần uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, bạn có thể dựa vào một số thông tin sau để bổ sung nước đúng và đủ cho cơ thể:

Nhu cầu nước khuyến nghị đối với trẻ em

Có nhiều l‎ý do khiến nhu cầu nước ở trẻ em cần được xác định riêng rẽ, gồm:

– Diện tích da/kg thể trọng lớn hơn nhiều so với người trưởng thành.

– Tỷ trọng nước và dịch tế bào trong cơ thể lớn hơn, tỷ lệ thẩm thấu lớn hơn.

– Khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh.

– Không biết kêu khát hoặc đòi uống nên không được cho uống nước, bồi phụ nước.

Vì những lý do trên, nhu cầu nước của trẻ em được xác định là 150ml/kg cân nặng/ngày.

Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn

Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn được tính toán theo cân nặng, hoạt động thể lực,… Cụ thể:

Nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể theo độ tuổi.

Nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể theo độ tuổi và cân nặng.

Một số lưu ý khi bổ sung nước cho cơ thể

Muốn cung cấp nước cho cơ thể đúng và đủ bạn cần chú ý:

Nên uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ điều này sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.

Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.

Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.

Một số câu hỏi thường gặp

Xoay quanh câu hỏi “Uống nhiều nước có tác dụng gì?” thì có rất nhiều câu hỏi tương tự được rất nhiều bạn đặt ra. Điển hình như:

Nên uống nước vào thời gian nào?

Những giờ “vàng” cần bạn cần bổ sung nước cho cơ thể bao gồm:

6-7h: Sau khi ngủ dậy hãy uống ngày 1 ly để giúp lọc sạch gan và thận. Và ăn sáng ít nhất sau đó 30 phút.

8-9h: Đây là thời gian bạn cần di chuyển từ nhà đến nơi học tập và làm việc. Việc di chuyển sẽ khiến bạn mất nước. Vì thế, hãy uống 1 ly nước khi đã đến nơi nhé!

11h: Điều hòa, quạt gió tại nơi học tập và làm việc có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt và khô cổ. Lúc này hãy uống nước để giữ ẩm cũng như để giảm bớt những căng thăng, mệt mỏi.

12h: Sau khi ăn trưa bạn cần uống nước để giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn giữ gìn vóc dáng cân đối.

15-16h: Đây là khoảng thời gian mà chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau nhiều giờ học tập, làm việc. Hãy uống 1 ly nước để giúp tỉnh táo và sảng khoái tinh thần hơn.

17h: 1 ly nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
02276255111
error: Content is protected !!