Hoàn thiện các yêu cầu về thực hành tốt nhà thuốc, đạt chứng nhận GPP là điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi nhà thuốc phải hoàn thành. Song song đó, việc bảo quản thuốc tại nhà thuốc cũng là điều mà các đơn vị tư nhân không được phép lơ là. Vì vậy cần bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn GPP.
Bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP
Bởi, ngoài việc đảm bảo chất lượng thuốc, không biến đổi về thành phần và an toàn cho sức khỏe cộng đồng, thì việc bảo quản thuốc tốt còn tránh thất thoát thuốc do bị hư hại, ẩm mốc. Vì vậy, bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn GPP là cần thiết.
Bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP
Cách bảo quản thuốc tại nhà theo tiêu chuẩn GPP được quy định tại điểu 3, mục III, Phụ lục I -1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc
Thứ hai, thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý
Thứ ba, các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn
Thứ tư, thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt gây cháy nổ (các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa. dễ cháy và các hoạt khí nén) phải được bảo quản tách biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.
Thuốc độc, thuốc trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, đễ quan sát
Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc cũng được quy định tiêu chuẩn GPP
Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc cũng được quy định tương ứng
Theo quy định tại Tiểu mục 3, Mục II, Phụ lục I – 1a Thông tư 02/2021/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) do Bộ trưởng bộ Y tế ban hành về thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc, cụ thể như sau:
Đối với các thiết bị bảo quản thuốc:
Có đủ các thiết bị bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ
- Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tá, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. nhiệt kế, nhiệt ẩm phải được hiệu chuẩn định kì theo quy định.
- Cơ sở đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải trang bị ít nhất 1 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất phù hợp
Các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến ngày 01/01/2019 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.
- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30 độ C, độ ẩm không vượt quá 75%
- Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát
Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, đủ cứng để bảo vệ thuốc, có nút kín
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc
- Thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt cần được đóng trong bao bì phù hợp, dễ phân biệt,
- Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc – như đồ uống/ thức ăn/ sản phẩm gia dụng
Ghi nhãn thuốc
+ Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
+ Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
Medikorea.vn
https://www.facebook.com/profile.php?id=100053261448083