Các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng phòng chống virus

Để phòng chống Covid-19, chúng ta hãy luôn tuân thủ các biện pháp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) theo khuyến cáo của Bộ Y tế và tránh đến những nơi đông người, rửa tay thường xuyên, sát khuẩn vùng họng… Bên cạnh đó, cần tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể được xem là “lá chắn” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bản thân giữa tâm dịch.

Sức đề kháng là gì?

Từ khi sinh ra, tạo hóa đã trang bị cho con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt hay còn gọi là sức đề kháng của cơ thể, nó là một vũ khí nhạy bén để chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, khiến suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính ( tim, gan, đái tháo đường…).

Hậu quả khi cơ thể suy giảm sức đề kháng

Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Ở những người mắc bệnh mãn tính, sức đề kháng suy yếu cực kỳ nguy hiểm vì khi mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, các bệnh do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn,… sẽ gây biến chứng nặng như: viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, những đối tượng có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị tấn công bởi virus. Ngay bây giờ, cần ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và có lối sống khoa học, lành mạnh góp phần nâng cao sức đề kháng để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chống lại sự tấn công. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung khoáng chất, các vitamin thiết yếu cho cơ thể và lưu ý cần phải đúng liều, đúng lượng và đúng thời gian. Các vitamin thiết yếu bao gồm:

1. Vitamin A
Có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm giảm thị lực, suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng, bơ,dầu cá, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài…
2. Vitamin E
Vitamin E giúp ngăn cản oxy hóa tế bào, ngăn cản sự tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại đối với cơ thể, tham gia vào chuyển hóa tế bào; giúp tăng hấp thu vitamin A, bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa. Vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A. Vitamin E có nhiều trong dầu hướng dương, dầu ô-liu, mầm lúa mạch, vừng lạc, đậu tương, giá đỗ và các loại rau có màu xanh đậm.
3.Vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp mau lành vết thương, điều trị mệt mỏi do cảm cúm hoặc sau khi ốm, duy trì làn da khỏe mạnh. Hơn 90% lượng vitamin C có trong: Ớt, cải xanh, cải xoăn, súp lơ, ổi, đu đủ, dâu tây, chanh, cam…
4.Vitamin D
Vitamin D tan trong chất béo, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng. Một số nghiên cứu cho thấy, khi được cung cấp đủ vitamin D, cơ thể của chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, ung thư đại tràng. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút vào lúc sáng sớm, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…
5. Vitamin nhóm B
Vitamin B (B1, B2, B6, B12) rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các enzym, protein điều tiết các phản ứng hóa học trong cơ thể, trong chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác. Vitamin B có trong: hạt điều, hạt óc chó, yến mạch, cà chua, bí, măng tây, nấm, sữa, thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá hồi,…
6.Sắt
Sắt là chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và quá trình tạo máu đối với cơ thể người, Thiết hụt sắt sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, móng tay dễ gãy và sự trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại, thiếu sắt cơ thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sắt có nhiều trong những loại động vật có vỏ như trai, sò, ốc…, rau bina, thịt đỏ,mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..

Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, bổ sung vitamin cần thiết, mỗi người cần có một cuộc sống lành mạnh bằng việc:
– Uống nhiều nước;
– Ăn chín uống sôi;
– Tập thể dục;
– Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế (xem chi tiết tại đây)
– Bổ sung các loại vitamin thiết yếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
02276255111
error: Content is protected !!